Chính sách thực hiện các dự án nhà ở xã hội hiện nay đang liên tục được nhà nước thúc đẩy triển khai. Với mục tiêu tận dụng triệt để, tránh lãng phí tối đa đất sử dụng quy hoạch để xây nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Cũng chính vì thế, nhiều khu đất bỏ hoang đã được khai phá và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Trong đó có cả Khu ký túc xá cũ nát ở Hà Nội cũng đang trên quá trình triển khai dự án “đập đi xây lại”, khôi phục hiện trạng ký túc xá thành nhà ở xã hội hiện đại.
Dự kiến cải tạo ký túc xá bỏ hoang thành dự án nhà ở xã hội
Hai tòa nhà Ký túc xá sẽ được phục dựng để tiến hành dự án nhà ở xã hội sau hàng chục năm bị bỏ hoang đó là ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội. Hai tòa ký túc xá tại đây đang được thành phố dự kiến cải tạo thành nhà ở xã hội đáp ứng chuẩn nhà ở cho các hộ gia đình khó khăn có nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân…
Được xây dựng trên khu đất rộng đến 40.000m2, khu Ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp nằm ngay sát cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và đường Giải Phóng. Cấu trúc bao gồm có 6 khối nhà cao trung bình là 17 tầng, được ký hiệu từ A1 đến A6.
Mặc dù đã được xây dựng hơn 14 năm qua nhưng hiện chỉ có 3 toàn nhà hoàn thành là tòa nhà A1, A5 và A6. Riêng các tòa nhà A4 chưa được thi công vì thiết mặt bằng, tòa nhà A2 và A3 thì chưa hoàn thiện và đến nay đã dừng việc xây thô.
Đứng trước sự lãng phí vô cùng lớn này, trong kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn năm 2021 đến 2025 mới vừa được phê duyệt, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội sẽ dành ra hơn 220 tỷ đồng để bắt đầu hoàn thành và điều chỉnh các hạng mục tòa nhà A2, A3, A4 thành nhà ở xã hội cho thuê.
Hiện trạng của Ký túc xá
Tình trạng bỏ hoang của các tòa nhà trong KTX nhiều năm qua đã bị xuống cấp. Cụ thể là tòa nhà A3 phần lan can bằng sắt có chỗ còn, chỗ mất. Vừa gây mất thẩm mỹ, vừa không đảm bảo an toàn cho quá trình sinh hoạt. Ngoài ra, phần mái của một số tòa nhà đã được xây thô có nước mưa đọng và đang trong tình trạng xuất hiện dấu hiệu xuống cấp.
Theo đó, dự án Ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp đã từng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách với chi phí đầu tư đạt 1.900 tỷ đồng. Mục đích sử dụng để hỗ trợ chỗ ở cho khoảng 22 nghìn sinh viên. Dự án này hiện đang được UBND TP Hà Nội bàn giao cho Ban Quản Lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng làm chủ đầu tư nhằm tiếp tục triển khai.
Ở tòa nhà A3 của Ký túc xá hiện bên trong đang bỏ không, một số người thuê lại mặt bằng tầng 1 để làm kho chứa hàng. Còn các bãi đất trống ở phía trước tòa nhà được người dân xung quanh dùng để trồng rau và chăn gà. Ngoài ba tòa nhà A2 và A3 đang bỏ không thì tòa nhà A1 cũng hoàn thiện nhưng không có sinh viên ở. Đợt gần nhất mà tòa nhà Ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp đón sinh viên đến thuê là khóa 2019 – 2020.
Cũng cách đây khoảng 2 năm, tòa nhà A1 từng được tận dụng để làm khu vực cách ly Covid 19. Khi tình hình dịch ổn thì tòa nhà cũng trở về trạng thái không có người ở. Phía dưới chân tòa nhà cũng từng có người thuê lại mặt bằng để kinh doanh nhưng rồi sau đó họ cũng trả lại.
Đến nay, trong số các tòa nhà thì chỉ có tòa A6 đang còn có sinh viên thuê ở nhưng tình trạng vẫn chưa lấp đầy. Theo thông tin thì giá thuê phòng ở đây đang là 205 nghìn đồng/người/tháng. Ngoài khu ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp thì Hà Nội còn một khu Ký túc xá nữa nằm trong khu đô thị Mỹ Đình II.
Mặc dù ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiện được giới thiệu là có nhiều tiện ích và gần nhiều trường cao đẳng, Đại Học. Chẳng hạn như trường Kinh tế Quốc dân, trường Xây dựng, Bách Khoa hay Viện đại học Mở. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số sinh viên đang thuê phòng tại đây thì ký túc xá này không gần với đường giao thông, có ít chuyến xe buýt và xa trường học. Nhưng “Bù lại thì có mức giá rẻ, phòng ở khá khang trang, sạch đẹp”_chia sẻ của bạn Linh Nhi, là sinh viên Đại học Xây dựng.
Hiện nay, dự án xây dựng nhà ở Xã Hội tại khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung đang được Chính phủ tập trung triển khai. Hướng đến tính đồng bộ, tận dụng tối đa diện tích đất để xây nhà ở xã hội. Trong đó, việc tu sửa lại ký túc xá bỏ hoang thành nhà ở xã hội là một giải pháp tuyệt vời. Giúp đẩy mạnh kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong thời gian sắp tới.
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ góp phần cung cấp thêm thông tin để các cá nhân, hộ gia đình, công nhân có thể có các định hướng dành dụm tiền để mua, thuê nhà ở xã hội và an cư tổ ấm.